Từ khi được sinh ra trẻ được nuôi lớn nhờ sữa mẹ nhưng đến một giai đoạn Bé cần lấy thêm năng lượng và thức ăn để phát triển. Giai đoạn này bé chưa biết nhai và nuốt thức ăn chúng ta gọi những thức ăn giai đoạn 1 năm đầu đời này là giai đoạn ăn dặm

Nội dung bài viết
Khi nào chúng ta nên cho bé ăn dặm
Khi bé được 5 đến 6 tháng tuổi nếu bạn thấy Bé có những biểu hiện dưới dây thì bắt đầu cho bé ăn dặm
Biểu hiện khi nhìn người lớn ăn
Khi Bé thấy người lớn ăn cơm nếu Bé há miệng và không ngừng cử động tay chân, đó chính là dấu hiệu bé muốn ăn
Trẻ nhanh đói
Trẻ dòi ăn mặc dù chưa đến cữ bú, lúc đó bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm
Bé có thể ngồi được nếu bạn đỡ
Nếu Bé đã cứng cổ và có thể ngồi vững khi bạn đỡ có nghĩa là Bé đã cứng cáp và bắt đầu cho bé ăn dặm được
Phản xạ bú của Bé giảm đi
Nếu bạn cho thìa vào miệng Bé mà Bé ít dùng lưỡi để mút nghĩa là bé giảm phản xạ bú. đây cũng là dấy hiệu bắt đầu cho bé ăn dặm
Các giai đoạn ăn dặm của Bé
Theo phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật thì có 4 giai đoạn ăn dặm sau:
Giai đoạn 1: 5 – 6 tháng tuổi
Giai đoạn này còn gọi là “Giai đoạn nuốt chững” Mẹ cho bé ăn 1 ngày 1 lần. Thức ăn cho bé phải được chế biến thành dạng nhuyễn và dễ nuốt
Giai đoạn 2: 7 – 8 tháng tuổi
Giai đoạn này còn gọi là “Giai đoạn nhai trệu trạo”. Cho bé ăn dặm ngày 02 lần. Thức ăn cho bé đa dạng hơn. Bé có thể nhai được các loại hạt mềm
Giai đoạn 3: 9 – 11 tháng tuổi
Còn gọi là “giai đoạn Nhai tóp tép”. Bé có thể sử dụng lợi để nhai những đồ ăn cứng hơn. Mặc dù bé chưa mọc răng nhưng hàm cử động như đang nhai. Mẹ cho bé ăn mỗi ngày 03 lần
Giai đoạn 4: 12 – 18 tháng tuổi
Đây còn gọi là “Giai đoạn nhai thành thạo” Trẻ có thể bắt đầu bốc ăn bằng tay, cắn những thức ăn cứng hơn bằng lợi
Để chuẩn bị đúng số lượng, thực đơn thức ăn cho Bé ở các giai đoạn khác nhau các mẹ có thể tham khảo bài viết: Thực đơn ăn đặm kiểu Nhật